Monday, March 29, 2010

Bodhisattva (Bao Phap Monastery, Azusa)

0 comments







Tượng Đức Bồ Tát Quán Thế Âm trong khuôn viên tu viện Bảo Pháp, Azusa, California
Ảnh - Uyên Nguyên

Monday, March 15, 2010

Bodhidharma

0 comments




Bồ Đề Đạt Ma, tượng Ngô Văn Quy sưu tập
Ảnh: Nguyên Việt

Sunday, March 14, 2010

Tượng Phật Thích Ca tu viện Bảo Pháp, Asuza

0 comments





Ành: Uyên Nguyên

Saturday, March 13, 2010

The Roads

0 comments















Photos by Uyên Nguyên

... Bóng tôi xa đêm dài phố thị
Nhớ con đường thơm ngọt môi em...
(Bài thơ bỏ sót - Tuệ Sỹ)

Thursday, March 11, 2010

Bồ Đề Đạt Ma với võ thuật

0 comments




Bức tượng thứ hai trong bộ sưu tập Tổ Đạt Ma của Ngô Văn Quy
Ảnh: Minh Triết

Ngày nay, các nhà nghiên cứu lịch sử võ học đều thừa nhận, Thiếu Lâm không những là cội nguồn của nhiều môn võ khác, mà còn được tôn xưng là Ngôi Sao Bắc Đẩu trong nền võ học.


Võ học Thiếu Lâm vừa gắn liền với ngôi cổ tự lịch sử, vừa là kho võ học vô cùng đồ sộ. Thật vậy, ngoài những đường quyền, ngọn cước và sử dụng đủ loại binh khí (thập bát ban võ nghệ), Thiếu Lâm còn có những phương pháp rèn luyện công phu đặc dị như: luyện nội công, luyện ngoại công, khinh công, ngạch công, nhuyễn công, điểm huyệt và giải huyệt, y dược trị thương và các phương pháp thu nhận, huấn luyện môn đồ cũng như phương pháp xây dựng Thiền Viện, Võ Đường...

Đồng thời đó cũng là nơi sản sinh ra nhiều đoá hóa kỳ tài “danh trấn giang hồ”, xứng đáng bước vào ngôi vị Minh Chủ Võ Lâm, để giữ gìn hòa bình, không để võ lâm nổi sóng gió. Và nhất là, hình ảnh các vị Đại sư, võ công thâm hậu, đạo đức cao siêu, luôn ra tay bảo vệ kẻ cô thế, xua đuổi kẻ hung tàn bạo ác, đem lại yên bình cho quốc gia, cho dân tộc.

Vậy Võ học Thiếu Lâm phát xuất từ đâu ? Khi nào ?

Chùa Thiếu Lâm nằm ở hướng Tây bắc huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, cách Bắc Kinh 600 km về phía Nam và cách Nam Kinh 600 km về phía Tây. Chùa tọa lạc ở sườn Tây núi Tung Sơn, mặt đối với núi Thiếu Thất, lưng dựa Ngũ Nhũ Phong. Vì chùa được xây dựng trong rừng rậm ở sườn âm núi Thiếu Thất nên lấy tên là Thiếu Lâm Tự.

Năm Thái Hòa thứ 19, Bắc Ngụy (năm 495), vua Hiếu Văn Đế xây dựng chùa Thiếu Lâm, ban tặng cho vị cao tăng Ấn Độ tên là Bạt Đà, dùng để cư trú mà hành đạo. Võ học Thiếu Lâm có mặt từ đây.

Ngài Bồ Đề Đạt Ma, tên thật là Bồ Đề Đa La, con trai thứ ba của vua Nam Thiên Trúc, thuộc dòng Sát Đế Lợi. Về sau Ngài đi tu và gặp Tổ Bát Nhã Đa La, đời thứ 27 của Phật giáo Thiên Trúc. Ngài được truyền Y Bát làm Tổ đời 28. Sau đó vào ngày 21 tháng 7 năm Mậu Tuất (năm 518 sau tây Lịch) Ngài lên thuyền vượt biển sang trung Hoa. Ngài tới Quảng Châu vào ngày 1 tháng 10 năm Đinh Mùi. Vua Lương Võ Đế hay tin liền mời Ngài về Kim Lăng để hội kiến, nhưng vì ý không hợp nhau nên chia tay.. Đạt ma Tổ Sư bứt một cọng lau ném xuống sông, rồi đứng trên đó mà vượt Trường Giang (cước đạp lô điệp quá giang). Năm 1307, ở Tung Sơn Thiếu Lâm Tự có lập một tượng đá, tạc cảnh Ngài đạp cọng lau qua sông. Năm Hiếu Xương thứ ba, đời Bắc Ngụy (527), Ngài Bồ Đề Đạt Ma đến Tung Sơn Tự. Tại đây, Ngài thấy nhiều nhà sư có thể trạng yếu đuối, thường hay ngủ gật trong lúc Ngài thuyết giảng và không chịu nổi với khí lạnh bên ngoài của núi rừng xâm nhập. Vì thế, Ngài quyết định tham thiền để tìm cách giúp đỡ những nhà sư này. Kết quả sau 9 năm diện bích trong động thiếu Thất, Ngài đã đúc kết hết thảy tinh yếu vào trong hai cuốn Dịch Cân Kinh và Tẩy Thủy Kinh, trở thành tỵ tổ của Thiếu Lâm võ công và cũng là Sơ Tổ Thiền Tông Trung Hoa.

Theo “Tổ Tổ tương truyền di ngôn khẩu quyết văn” và “Bồ đề hành kinh” thì Bồ Đề Đạt ma nhập diệt vào ngày 9 tháng 10 năm Bính Thìn (năm 536 sau TL), nhằm năm Thiên Giám thứ 2, đời Lương Võ Đế. Sau khi Ngài viên tịch, các Đại sư Thiếu Lâm tiếp tục tập luyện những phương thức do Ngài truyền lại. Với Dịch Cân Kinh thì rèn luyện nội công, còn Tẩy Thủy Kinh thì rèn luyện khí công. Chẳng bao lâu, các Đại sư nhận ra rằng việc luyện tập Dịch Cân Kinh và Tẩy Thủy Kinh, không những làm sức khỏe tăng tiến, cơ thể mạnh mẽ mà tinh thần càng phấn chấn, trầm tĩnh, có thể chống lại khí hậu lạnh của núi rừng, bịnh tật, mệt mỏi sau khi ngồi thiền và có thể dũng cảm vượt qua những khó khăn nguy hiểm trong lúc đi hành đạo.

Võ thuật được phát triển mạnh mẽ vào đời Đường (618 - 907), sau khi 13 võ Tăng giúp Vua Đường Thái Tông phá trận Vương Thế Sung (630). Lịch sử võ thuật Trung Quốc còn nhắc nhở nhiều đến ba vị có công lớn nhất từ Thiếu Lâm Tự là Chí Tháo, Huệ Dương và Đàm Tông. Võ Thuật Thiếu Lâm nguyên thuỷ có 18 thế chính yếu. Đến đời Tống, Tống Thái Tổ phát triển thành 32 thế Trường quyền. Một thế kỷ sau, Giác Viễn Thượng Nhân mở rộng thành 72 thế (thất thập nhị huyền công). Từ đó, trải qua các thời đại, các Đại sư không ngừng rèn luyện và sáng tác thêm, khiến cho võ thuật Thiếu Lâm ngày càng phong phú và đồ sộ. Đến đời nhà Minh, tùy theo sở thích, căn cơ và phong thổ mà môn phái Thiếu Lâm chia làm hai hệ phái: Bắc phái (bắc cước) và Nam phái (Nam quyền). Đỉnh cao của võ thuật Thiếu Lâm là vào đời nhà Thanh, thời Ngài Chí Thiện Thiền sư, không những võ học phát triển trong Tăng nhân mà còn truyền ra bên ngoài, đi vào đời sống người dân, tạo nguồn sức sống mạnh mẽ, nâng cao tinh thần thượng võ, cứu nguy giúp nước.

Chùa Thiếu Lâm bị hủy hoại một phần vào những năm 556, 962 và 844. Chùa bị cháy ba lần vào những năm 612, 1736 và 1928. Điều may mắn là mỗi lần cháy chùa chỉ bị hủy hoại một phần, ngay cả lần binh lính Mãn Thanh tấn công chùa. Sau thời kỳ cách Mạng Văn Hóa, Trung Quốc coi võ thuật Thiếu Lâm là di sản văn hóa dân tộc cần được bảo tồn. Chùa Thiếu Lâm được trùng tu vào những năm cuối thập kỷ 70.

Như trên đã nói, các vị Đại Sư Thiếu Lâm không những võ công tuyệt thế, nội công thâm hậu mà còn có võ đức sáng ngời. Trong môn đồ Thiếu Lâm Tự, còn lưu truyền lời dạy của Đại sư Hạnh Ẩn, và xem đó là tấm gương soi mình, là mục đích luyện võ của mình: “Nếu có một kẻ nào đó, mà kẻ ấy là một người vô đạo đức xin được truyền thụ võ công, Ta sẽ không dạy cho hắn điều gì cả, dù kẻ ấy muốn dâng cho Ta ngàn vàng. Con có thể biến đá thành vàng, một khi con hấp thụ được võ thuật chân truyền từ Thiếu Lâm”, và khi mà chúng ta được chân truyền từ võ học Thiếu Lâm thì “con có thể xuyên qua kim cang thạch bích. Vận dụng cơ thể phát sinh kình lực cần có và phải chắc chắn rằng con không sợ hãi để con đủ can đảm. Khi xoay mình phải nhanh và uy lực như một cơn lốc di chuyển khỏi thế bất lợi mà thân người vẫn đúng tư thế, chiếm lĩnh vị trí thuận lợi. Cái duỗi tay của con như mây che lấp ánh trăng và đứng vững trên đôi chân của con tựa như thế núi. Hông của con trầm xuống làm vững chắc bộ tấn, nhờ thế mà con không bị đánh ngã. Rèn luyện và rèn luyện mãi, nếu con là người nghiêm túc thì không để thời gian trôi qua vô ích...”[1]

Như vậy, chúng ta thấy võ đức chính là linh hồn của võ thuật, việc tôn cao võ đức là truyền thống từ xưa đến nay của giới võ thuật. Một vị võ sư, nội công thâm hậu, võ công trác tuyệt mà không có võ đức, mang đầy tà tâm thì sẽ gây cho giang hồ nhiều sóng gió, chắc chắn bị võ lâm đồng đạo chê trách và bị tiêu diệt. Còn vị được bầu làm Minh Chủ Võ Lâm thì không những võ công cao siêu mà còn có võ đức sáng ngời.

Tiên sư nói: “Tập võ giả thượng đức bất thượng lực” nghĩa là, tập võ chuộng đức không chuộng sức. Sức tuy đả thương người nhưng chưa chắc tâm phục, còn có đức tuy lực kém mà mọi người tâm phục khẩu phục. Cho nên Đức là phẩm chất của người luyện võ, là tiêu chuẩn để dự đoán một người mới học võ có thể đạt được chân công hay không.Các đại sư tiền bối Thiếu Lâm rất chú trọng đến việc huấn luyện và bồi dưỡng võ đức, đã chế ra một hệ thống các quy định giới cấm, bắt buột người học Thiếu Lâm phải tuân thủ nghiêm ngặt. Thời nhà Minh, trong Thiếu Lâm thập điều giới ước có ghi: “... truyền dạy học trò cần chọn lọc thận trọng, nếu xác nhận là kẻ sĩ thật thà giản dị, hồn hậu, trung nghĩa thì có thể đem kỹ thuật truyền cho...”; “... người tập luyện ấy khỏe thể xác, tâm hồn làm tôn chỉ trọng yếu, quen luyện tậm sớm tối không được tùy ý ngưng nghỉ...”; “...lấy lòng từ bi của Phật gia làm gốc, tinh thông võ nghệ chỉ để tự vệ, không vì huyết khí cương cường mà ham đấu đá...”; “...bình nhật phải tôn kính Sư trưởng, không được có hành vi chống cự hoặc ngạo mạn...”[2]. Như vậy, chúng ta thấy người học võ phải lấy việc rèn luyện thân tâm làm tôn chỉ, lấy tự vệ làm đức tín, phản đối việc cậy khỏe đấu đá, cậy mạnh hiếp yếu mà phải “lấy đức dày chở vật” cứu khốn phù nguy.

Võ đức còn thể hiện qua cách ôm quyền bái chào trong lúc luyện tập hay diễn quyền. Khi bước vào buổi tập, hay diễn quyền, chúng ta thường bái để biểu lộ sự tôn kính vị khai sáng võ học, còn chào là biểu lộ sự cung kính người Thầy đang trực tiếp hướng dẫn cho chúng ta. Ôm quyền chào còn gọi là mời quyền, là chiêu thế mang tính lễ nghi trong võ thuật, đồng thời, ôm quyền chào biểu hiện sự khiêm tốn, lễ độ, là bộ phận đạo đức trong quyền, là đầu mối tốt đẹp của bài múa và tiêu chí một môn quyền thuật nào đó, có thể phản ảnh được tôn chỉ và bộ mặt tinh thần của môn phái. Người tập võ không chỉ ôm quyền làm lễ mà ý ở chỗ tránh làm đối phương hoài nghi, cũng đồng thời, tránh đối phương có khả năng che giấu cơ hội sát hại bằng tay. Trong võ thuật có nhiều cách chào khác nhau, tùy theo môn phái, quốc gia; môn phái Phật gia thường chào hợp chưởng[3]. Từ năm 1986, người ta chế định ra quy cách chào ôm quyền thống nhất với hàm nghĩa mới mẻ, tay phải nắm thành quyền với ý “lấy võ kết bạn”; tay trái gập ngón cái không tự cao tự đại, chưởng trái che quyền phải với ý quyền do lý tới; bốn ngón chưởng trái xòe sát nhau, ý nói đồng đạo võ lâm bốn biển đoàn kết, cùng lòng mở mang võ thuật.

Luyện tập Thiếu Lâm đòi hỏi chúng ta phải kiên trì, phải lập chí cầu học, phải lập tâm khổ luyện. Tục ngữ có nói : “Ngật đắc khổ trung khổ, phương vi nhân thượng nhân” nghĩa là, nuôi được cái khổ nhất trong cái khổ thì mới có thể làm bậc Thượng Nhân được. Nên người học võ Thiếu Lâm phải bền lòng vững chí “Trời nóng không sợ đổ mồ hôi, trời lạnh không sợ cóng tay chân, bệnh vặt không nghỉ, mang bệnh luyện công, gió mưa không ngại, ngày ngày như một, năm năm như một”.

Võ học Thiếu Lâm, cũng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội công và ngoại công. Nội công là chỉ sự tu luyện về khí huyết, nội khí, kinh mạch, tinh thần. Ngoại công là sự rèn luyện cơ bắp, gân cốt, kình lực như : Thiết Sa Chưởng, Thiết Tý Chuyên...

Và điểm đặc biệt nữa của võ thuật Thiếu Lâm là “Quyền Thiền Nhất Thể”. Quyền Thiền Nhất Thể tức là phương pháp kết hợp giữa Thiền và Quyền, phương pháp cụ thể là lấy “tọa thiền công” làm pháp luyện nội công chủ yếu (dùng các hình thức tọa thiền để luyện Tinh Khí Thần); thông qua tập trung tư tưởng (ý thủ đan điền), bài trừ tạp niệm, tiến hành điều tâm, điều tức, điều thân; thông qua Phật học, thanh quy Phật môn, để bồi dưỡng tiết tháo và võ đức; thông qua tu tâm dưỡng tánh, bồi bổ nguyên khí, tu luyện võ đức, đạt đến cảnh giới “quyền thiền hợp nhất”. Như thế quyền và thiền có mặt trong nhau, hỗ tương cùng nhau phát triển.

Bây giờ, Võ học phát triển, Thiếu Lâm có mặt khắp nơi, không kể Đông Tây Nam Bắc và tùy theo phong thổ mỗi quốc gia mà có những nét đặc sắc riêng. Theo Lịch sử Võ Học Thế Giới chép rằng, các môn phái Nga My, Không Động, Võ Đang xuất phát từ Thiếu lâm tự; Karatedo, Taekwondo, Judo phát xuất từ cương quyền, nhu quyền, nhu thuật của Thiếu Lâm tự; Kiếm đạo của Nhật Bản, võ đạo trên thế giới đều tôn Ngài Bồ Đề Đạt Ma làm thủy tổ. Như vậy, chúng ta thấy, bao nhiêu hoa trái xum xuê vươn lên từ cây đại thọ thiền học hay võ học ở Trung Hoa và Việt Nam đều vươn lên từ Ngài Bồ Đề Đạt Ma, nên chúng ta có thể nói thiền và võ thuật cùng chung gốc và có mối quan hệ rất mật thiết.

Và dĩ nhiên, Võ học Thiếu Lâm truyền vào Việt Nam cũng là do các danh tăng Trung Hoa sang truyền đạo, nên thịnh hành trong chùa trước và từ đó phát triển, cải biến phù hợp với người dân Việt. Đó là Việt Võ Đạo (Vovinam)

Qua đây, chúng ta thấy những luồng sức mạnh tiết ra từ võ học, len lõi trong tâm khảm của mỗi con người, làm cho đời sống con người cao quý. Tinh thần thượng võ được đề cao, nhất là đời sống được hiển bày, khiến con người đi đến với nhau trong niềm tin chân thật, trong sáng, chắc chắn quốc gia hưng thịnh, dân tộc vinh quang.

Thanh Tâm



(1) xem Một trăm lẻ tám thế chiến đấu Thiếu Lâm Chân Truyền, T.1, Trần Tuấn Mẫn soạn, NXB Thể dục thể thao.
(2) Khinh Công Tuyệt Kỹ - Nguyễn Tường dịch – tr. 36
(3) xem thêm Võ Thuật Thần Kỳ - Trịnh Cần và Điền Vân Thanh – tr. 54

Wednesday, March 10, 2010

Trúc Thiên - Linh Thoại Bồ Đề Đạt Ma (kỳ một)

0 comments



Một trong những tượng Tổ Bồ Đề Đạt Ma do Ngô Văn Quy sưu tập tại nhà riêng
(Ảnh: Quảng Pháp)

... Người đi thẳng vào lòng người, không mặt nạ. Ðối với Người, sự thực là sự thực, không được trả giá. Trả giá với sự thực là kí kết với ma. Con người đang đi xuống quá rồi, thế đạo đang nghiêng ngửa quá rồi giữa sắc tướng; cần cấp thời chận đứng cái đà tuột dốc; cần vươn mình lên mở lấy một con-đường-không-đường, cần nhảy thẳng vào tâm điểm của cuộc sống, của giác ngộ. Căn bịnh đã quá trầm trọng, cần bạo tay thọc thẳng mũi đao vào tròng ung thư. Trong tinh thần vô úy ấy Người đã thét giữa những con người bé nhỏ chúng ta chơn lí tối hậu: hoát nhiên vô thánh.

Từ huyền sử, Người trang nghiêm tô lại khung đời bằng nét đạo tâm linh. Sống là đạo, ngoài ra không có đạo nào khác. Ðạo nào khác đều tìm thánh mà bỏ phàm, đều ham ngộ mà ghét mê, đều bỏ đời mà cầu đạo, đều tự trói buộc mình...Một công án là một hột bồ đề, xâu chung với vô số hột khác thành một chuỗi bồ đề vô tận; cho nên đập bể một hột bồ đề là toàn xâu cbuỗi bung ra; nắm được một công án là nắm trọn, là thông suốt tâm Phật ý Tổ.

Tuy nhiên, muốn hiểu được “ý nghĩa của Tổ Sư qua Tàu” không phải suy luận mà được, mà cần phải sống chết với nó, mang nó trong thịt da như Tôn Hành Giả mang cái niệt kim cô quanh đầu. Khi Tôn giả tròn xong công quả thì cái niệt đau khổ kia bỗng chốc hóa thành không.

Linh Thoại Bồ Đề Đạt Ma

Trúc Thiên

Tổ Ðạt Ma cỡi sóng qua Ðông Ðộ

Tổ Ðạt Ma vào đất Ngụy, đường đường như một kiếm khách chốn bải tần.

Tổ Ðạt Ma “đơn dao trực nhập” triều đình Lương Võ Ðế nói pháp như chuyển sóng.

Tổ Ðạt Ma chín năm trầm hùng ngồi nhìn vách đá chùa Thiếu Lâm.

Tổ Ðạt Ma kỳ diệu ban phép an tâm.

Tổ Ðạt Ma cỡi bè lau về Thiên Trức.

Tổ Ðạt Ma xách một chiếc dép phi hành trên ngọn Thông Lãnh.

Tổ Ðạt Ma... và Tổ Ðạt Ma...

Bao nhiêu là câu chuyện truyền kỳ kết hào quang đưa nhà sư mắt biếc đất Hồ (Bích nhãn Hồ tăng) vào Huyền Sử.

Từ Tung sơn, sừng sững bên vách đá chùa Thiếu Lâm, bóng Người ngả dài suốt lịch sử đông phương như một tượng trưng thuần túy của Ðạo. Ngót mười lăm thế kỉ nay, lòng người còn nghe đồng vọng tiếng Người nói; chốn già lam còn nghe vang dội bước Người đi.

Người đi qua không gian hiển hiện như chưa-từng-có.

Người đi qua thời gian, hiển hiện như chưa-từng-không.

Người đi thẳng vào sự thực, dẫm nát dư luận.

Người đi thẳng vào lòng người, không mặt nạ.

Ðối với Người, sự thực là sự thực, không được trả giá. Trả giá với sự thực là kí kết với ma. Con người đang đi xuống quá rồi, thế đạo đang nghiêng ngửa quá rồi giữa sắc tướng; cần cấp thời chận đứng cái đà tuột dốc; cần vươn mình lên mở lấy một con-đường-không-đường, cần nhảy thẳng vào tâm điểm của cuộc sống, của giác ngộ. Căn bịnh đã quá trầm trọng, cần bạo tay thọc thẳng mũi đao vào tròng ung thư. Trong tinh thần vô úy ấy Người đã thét giữa những con người bé nhỏ chúng ta chơn lí tối hậu: hoát nhiên vô thánh.

Từ huyền sử, Người trang nghiêm tô lại khung đời bằng nét đạo tâm linh.

Sống là đạo, ngoài ra không có đạo nào khác. Ðạo nào khác đều tìm thánh mà bỏ phàm, đều ham ngộ mà ghét mê, đều bỏ đời mà cầu đạo, đều tự trói buộc mình:
“Bất dữ phàm thánh đồng triền
Siêu nhiên danh chi viết tổ”

(Chẳng cùng phàm thánh sánh vai
Vượt lên mới gọi là tổ)

Cho nên bất cứ phương diện nào của cuộc sống cũng là đạo. Bắt nguồn tự vách núi Tung Sơn, đạo sống Thiền thấm nhuần khắp giải đất Á Ðông, nung sanh lực cho mấy ngàn năm văn hóa.

Cho nên uống trà cũng là đạo, trà đạo: trà Thiền nhất vị. Võ thuật cũng là đạo, nhu đạo: đạo lấy mềm thắng cứng. Cắm hoa, viết chữ, bắn cung cũng là đạo: đạo luyện phép vô tâm, để cho sự vật tự nó sắp xếp lấy một cách viên mãn nhứt.

Cho đến xách nước, bửa củi cũng là đạo:
Bửa củi là diệu dụng
Xách nước ấy thần thông
(Bàng Uẩn)

Mà rồi im lặng cũng là đạo nốt:
Ði cũng Thiền, ngồi cũng Thiền
Nói im động tịnh thảy an nhiên.
(Huyền Giác)

Sau khi Tổ viên tịch, “vấn đề” giải thoát được nêu lên với tất cả tinh thành của hàng đệ tử. Người ta tự hỏi nhau: “Tổ truyền gì cho Huệ Khả? Bí quyết của pháp Phật là gì? Huyết mạch của đạo Thiền là gì? Thực chất của giác ngộ là gì? v.v...” Bao nhiêu là câu hỏì nóng hổi đặt dài theo bước chân người cầu đạo suốt mười lăm thế kỉ nay, và có thể đúc kết lại trong câu hỏi độc đáo sau đây của phép tu Thiền:

“Như hà thị Tổ Sư tây lai ý?”
(ý nghĩa tối yếu của việc Tổ Sư qua Tàu là gì?)

Người ta mang câu hỏi sống chết ấy đến gõ cửa các Thiền sư. Ðáp lại tấc lòng tinh thành ấy, người ta nhận được những câu trả lời quái dị như sau:

Sư Hương Lâm nói: ngồi lâu thấm mệt;

Sư Cửu Phong nói: một tấc lông rùa nặng chín cân;

Sư Triệu Châu nói: cây bách ở trước sân, v.v...

Lối nói ngược ngạo đó gọi là công án. Trong số 1700 công án Thiền, riêng về câu hỏi trên chiếm đến trên trăm câu, thế đủ biết Tổ Ðạt Ma luôn luôn có mặt ở khắp nẻo Thiền. Nên một ông sư Phù Tang nói:
“Người nào lấy hư không làm giấy, lấy sóng trùng dương làm mực, lấy núi Tu Di làm bút, viết được năm chữ “Tổ Sư tây lai ý” thì sãi tôi xin trải tấm tọa cụ ra mà đảnh lễ dưới chân.”

Sở dĩ vậy vì người nào hiểu được, chẳng hạn, câu nói “cây bách ở trước sân” (đình tiền bách thọ tử) của Triệu Châu là cùng một lúc hiểu tất cả câu nói khác, tất cả đạo Thiền, tất cả pháp Phật. Một công án là một hột bồ đề, xâu chung với vô số hột khác thành một chuỗi bồ đề vô tận; cho nên đập bể một hột bồ đề là toàn xâu cbuỗi bung ra; nắm được một công án là nắm trọn, là thông suốt tâm Phật ý Tổ.

Tuy nhiên, muốn hiểu được “ý nghĩa của Tổ Sư qua Tàu” không phải suy luận mà được, mà cần phải sống chết với nó, mang nó trong thịt da như Tôn Hành Giả mang cái niệt kim cô quanh đầu. Khi Tôn giả tròn xong công quả thì cái niệt đau khổ kia bỗng chốc hóa thành không; cũng vậy, khi người tìm đạo “quán” được một công án thì công án ấy, cũng như vô số công án khác, bỗng hóa thành vô nghĩa, thừa thải, như một trò đùa rẻ tiền.

Dầu vậy, suốt thời gian chưa quán được thì công án là một mũi tên oan nghiệt bắn thẳng vào mạng sống, nhổ không ra mà muốn chết quách cũng không chết được Ðó là tâm trạng cùng quẫn, thai nghén cho biến cố ngộ đạo. Tâm trạng ấy được ví như tâm trạng của người leo lên cây cao, miệng cắn vào một cành cây, hai tay buông thỏng giữa hư không, hai chơn không vịn được vào đâu hết. Tình cờ dưới gốc cây có người hỏi vọng lên: “ý của Tổ Sư qua Tàu là gì?” Người trên cây không trả lời thì không được mà trả lời thì rơi chết hốt xương.
(theo vô môn quan)

Người kể câu chuyện cổ quái trên đặt câu hỏi: Chính trong hoàn cảnh ấy, chính người ấy, phải làm sao?

“Phải làm sao?”

Ðó là bí thuật của Thiền Ðông Ðộ, mà Đạt Ma là Sơ Tổ: một linh thoại của muôn đời.

(trích từ tạp chí Tư Tưởng Đại Học Vạn Hạnh Số 2 & 3)

Còn tiếp





Tuesday, March 9, 2010

Impression moments: Strong Enough To Bend

0 comments






"Spring shadow in Quy Ngo's garden" - Photos by: Uyên Nguyên

“…I saw how it bends, flowing with the wind…”

newborn – we are tender and weak
in death – we are rigid and stiff

living plants are supple and yielding
dead branches are dry and brittle

so the hard and unyielding belong to death
and the soft and pliant belong to life

an inflexible army does not triumph
an unbending tree breaks in the wind

thus the rigid and inflexible will surely fail
while the soft and flowing will prevail

Tao Te Ching – Lao Tzu - chapter 76



My volunteer maple tree that started growing in my yard about a year ago showed me something last night. During this time of year we have A LOT of wind. Blows almost every day.

Looking at the tree a while back, after the leaves came in, I noticed that the few forks of branches are always intertwined with each other. So I separated them. Mind you this is a lanky tree, easily 12-15 feet tall, no trunk to speak of, just these spindly branches.

Maybe, to protect it from the wind, I need to tie it to something? A tall pole maybe?

Watching it last night I saw how it bends, flowing with the wind. Bending just enough, giving just enough, so it didn’t break. The branches were intertwined again and moved as one. With the support afforded from the group, the tree could bend with the wind without breaking. Apart, I’m sure the branches wouldn’t have survived.

Sometimes I get in a state of mind so bad that I want to withdraw and separate myself from everything and everyone. Nothing and no one holds my interest. In a way I’ve been drifting from some of my friends. The times that I may need them the most is when I want to hide instead of reaching out.

Watching the tree last night I realized Mother Nature’s design is not for us to weather storms alone. Find something to wrap up with and bend.

By Natalie Dowell.

Natalie lives in Henderson, Nevada (near Las Vegas), and does Tech Support/Service/Quality for Satellite TV (Directv). Read her blog: I’d like to fly… Kindly contributed to Zen Moments by the author.
(Natalie also wrote The Road Not Taken)

Sunday, March 7, 2010

Impression moments: The Art of Listening

0 comments









Photos by Uyên Nguyên

“It is through this creative process that we love and are loved…”

I want to write about the great and powerful thing that listening is. And how we forget it. And how we don’t listen to our children, or those we love. And least of all – which is so important, too – to those we do not love. But we should. Because listening is a magnetic and strange thing, a creative force. Think how the friends that really listen to us are the ones we move toward, and we want to sit in their radius as though it did us good, like ultraviolet rays.


This is the reason: When we are listened to, it creates us, makes us unfold and expand. Ideas actually begin to grow within us and come to life. You know how if a person laughs at your jokes you become funnier and funnier, and if he does not, every tiny little joke in you weakens up and dies. Well, that is the principle of it. It makes people happy and free when they are listened to. And if you are a listener, it is the secret of having a good time in society (because everybody around you becomes lively and interesting), of comforting people, of doing them good.

Who are the people, for example, to whom you go for advice?

Not to the hard, practical ones who can tell you exactly what to do, but to the listeners; that is, the kindest, least censorious, least bossy people you know.

It is because by pouring out your problem to them, you then know what to do about it yourself. When we listen to people there is an alternating current that recharges us so we never get tired of each other. We are constantly being re-created. Now, there are brilliant people who cannot listen much. They have no ingoing wires on their apparatus. They are entertaining, but exhausting, too. I think it is because these lecturers, these brilliant performers, by not giving us a chance to talk, do not let this little creative fountain inside us begin to spring and cast up new thoughts and unexpected laughter and wisdom. That is why, when someone has listened to you, you go home rested and lighthearted.

When people listen, creative waters flow

Now this little creative fountain is in us all. It is the spirit, or the intelligence, or the imagination – whatever you want to call it. If you are very tired, strained, have no solitude, run too many errands, talk to too many people, drink too many cocktails, this little fountain is muddied over and covered with a lot of debris. The result is you stop living from the center, the creative fountain, and you live from the periphery, from externals. That is, you go along on mere willpower without imagination.

It is when people really listen to us, with quiet, fascinated attention, that the little fountain begins to work again, to accelerate in the most surprising way. I discovered all this about three years ago, and truly it made a revolutionary change in my life. Before that, when I went to a party, I would think anxiously: “Now try hard. Be lively. Say bright things. Talk. Don’t let down.” And when tired, I would have to drink a lot of coffee to keep this up. Now before going to a party, I just tell myself to listen with affection to anyone who talks to me, to be in their shoes when they talk; to try to know them without my mind pressing against theirs, or arguing, or changing the subject.

Sometimes, of course, I cannot listen as well as others. But when I have this listening power, people crowd around and their heads keep turning to me as though irresistibly pulled. By listening I have started up their creative fountain. I do them good. Now why does it do them good? I have a kind of mystical notion about this. I think it is only by expressing all that is inside that purer and purer streams come. It is so in writing. You are taught in school to put down on paper only the bright things. Wrong. Pour out the dull things on paper too – you can tear them up afterward – for only then do the bright ones come. If you hold back the dull things, you are certain to hold back what is clear and beautiful and true and lively.

Women listen better

I think women have this listening faculty more than men. It is not the fault of men. They lose it because of their long habit of striving in business, of self-assertion. And the more forceful men are, the less they can listen as they grow older. And that is why women in general are more fun than men, more restful and inspiriting. Now this non-listening of able men is the cause of one of the saddest things in the world – the loneliness of fathers, of those quietly sad men who move along with their grown children like remote ghosts.

When my father was over 70, he was a fiery, humorous, admirable man, a scholar, a man of great force. But he was deep in the loneliness of old age and another generation. He was so fond of me. But he could not hear me – not one word I said, really. I was just audience. I would walk around the lake with him on a beautiful afternoon and he would talk to me about Darwin and Huxley and higher criticism of the Bible. “Yes, I see, I see,” I kept saying and tried to keep my mind pinned to it, but I was restive and bored. There was a feeling of helplessness because he could not hear what I had to say about it. When I spoke I found myself shouting, as one does to a foreigner, and in a kind of despair that he could not hear me. After the walk I would feel that I had worked off my duty and I was anxious to get him settled and reading in his Morris chair, so that I could go out and have a livelier time with other people. And he would sigh and look after me absentmindedly with perplexed loneliness. For years afterward I have thought with real suffering about my father’s loneliness. Such a wonderful man, and reaching out to me and wanting to know me! But he could not. He could not listen.

But now I think that if only I had known as much about listening then as I do now, I could have bridged the chasm between us. To give an example: Recently, a man I had not seen for 20 years wrote me. He was an unusually forceful man and had made a great deal of money. But he had lost his ability to listen. He talked rapidly and told wonderful stories and it was just fascinating to hear them. But when I spoke – restlessness: “Just hand me that, will you? … Where is my pipe?” It was just a habit. He read countless books and was eager to take in ideas, but he just could not listen to people.

Patient listening

Well, this is what I did. I was more patient – I did not resist his non-listening talk as I did my father’s. I listened and listened to him, not once pressing against him, even in thought, with my own self-assertion. I said to myself: “He has been under a driving pressure for years. His family has grown to resist his talk. But now, by listening, I will pull it all out of him. He must talk freely and on and on. When he has been really listened to enough, he will grow tranquil. He will begin to want to hear me.”

And he did, after a few days. He began asking me questions. And presently I was saying gently: “You see, it has become hard for you to listen.” He stopped dead and stared at me. And it was because I had listened with such complete, absorbed, uncritical sympathy, without one flaw of boredom or impatience, that he now believed and trusted me, although he did not know this. “Now talk,” he said. “Tell me about that. Tell me all about that.” Well, we walked back and forth across the lawn and I told him my ideas about it. “You love your children, but probably don’t let them in. Unless you listen, you can’t know anybody. Oh, you will know facts and what is in the newspapers and all of history, perhaps, but you will not know one single person. You know, I have come to think listening is love, that’s what it really is.”

Well, I don’t think I would have written this article if my notions had not had such an extraordinary effect on this man. For he says they have changed his whole life.

He wrote me that his children at once came closer; he was astonished to see what they are; how original, independent, courageous. His wife seemed really to care about him again, and they were actually talking about all kinds of things and making each other laugh.

Family tragedies

For just as the tragedy of parents and children is not listening, so it is of husbands and wives. If they disagree they begin to shout louder and louder – if not actually, at least inwardly – hanging fiercely and deafly onto their own ideas, instead of listening and becoming quieter and more comprehending. But the most serious result of not listening is that worst thing in the world, boredom; for it is really the death of love. It seals people off from each other more than any other thing.

Now, how to listen. It is harder than you think. Creative listeners are those who want you to be recklessly yourself, even at your very worst, even vituperative, bad- tempered. They are laughing and just delighted with any manifestation of yourself, bad or good. For true listeners know that if you are bad-tempered it does not mean that you are always so. They don’t love you just when you are nice; they love all of you.

In order to listen, here are some suggestions: Try to learn tranquility, to live in the present a part of the time every day. Sometimes say to yourself: “Now. What is happening now? This friend is talking. I am quiet. There is endless time. I hear it, every word.” Then suddenly you begin to hear not only what people are saying, but also what they are trying to say, and you sense the whole truth about them. And you sense existence, not piecemeal, not this object and that, but as a translucent whole. Then watch your self-assertiveness. And give it up. Remember, it is not enough just to will to listen to people. One must really listen. Only then does the magic begin.

We should all know this: that listening, not talking, is the gifted and great role, and the imaginative role. And the true listener is much more beloved, magnetic than the talker, and he is more effective and learns more and does more good. And so try listening. Listen to your wife, your husband, your father, your mother, your children, your friends; to those who love you and those who don’t, to those who bore you, to your enemies. It will work a small miracle. And perhaps a great one.

Brenda Ueland